Tôi Thạc sĩ Phạm Văn Tuân Thân Chào Tất Cả Các Bạn.
Trong những ngày qua tôi đọc được rất nhiều bài báo đưa tin về những trường hợp tử vong do bị đuối nước, với ngừoi làm công tác chuyên môn về phòng chống đuối nước, tôi rất đau lòng khi thấy rất nhiều người bị đuối nước do thiếu kiến thức rất cơ bản về nhận thức những rủi ro, tiềm ẩn xung quanh chúng ta mà chúng ta không nhận thấy.
Với Tuân sứ mệnh truyền đạt những kiến thức an toàn trong bơi lội thôi thúc tôi, gởi gắm đến các bạn trên cả nước những nội dung dưới đây, hy vọng bài viết này của tôi sẽ đem đến những kiến thức cơ bản nhất nhằm hạn chế, đề phòng tai nạn chết đuối thương tâm.
Ba điều cơ bản phòng chống đuối nước hiệu quả nhất.
Điều 1. Tại khu vực sông, suối.
👉 Nhất là các em học sinh, sinh viên trong dịp hè có rất nhiều thời gian để đi chơi, du lịch, tôi khuyến cáo các bạn và các bậc phụ huynh nên bảo con, bảo bạn bè không được đi sông, suối hoặc đi bơi ở những chỗ có dòng nước xoáy.
👉 Bậc cha mẹ, cũng nên bảo con em không nên chơi đùa chạy nhảy ở những bờ kênh, bờ sông, vì có thể trơn trượt gây tai nạn đuối nước đáng tiếc. Nên phòng tránh những vấn đề phòng phải tránh những vấn đề cơ bản như thế này, có rất nhiều người hay chủ quan.
Điều 2. Khi đi bơi ở hồ bơi:
👉 Đối với những ngừoi không biết bơi, không được xuống hồ bơi khi không có cứu hộ hồ bơi hoặc nhân viên trực hồ bơi
👉 Không la hét trong khi bơi.
👉 Không được ôm bạn, đùa giỡn trong hồ bơi mặc dù bạn đang ở trong độ sâu an toàn.
Điều 3. Khi đi tắm biển:
👉 Đối với người lớn: Bạn không biết bơi, tôi khuyên bạn luôn luôn mặc áo phao khi tắm biển, không ra độ sâu tới cằm, vì sóng biển có xu hướng kéo cơ thể chúng ta ra ngoài khơi, trong tích tắc bạn sẽ bị nhấn chìm trong nước, dẫn đến tử vong nếu không ai kịp phát hiện.
👉 Đối với trẻ em tuyệt đối ba mẹ phải theo sát, không để các em chơi đùa một mình ở bờ biển vì rất dễ bị sóng biển cuốn ra xa.
=> Trên đây tôi vừa chia sẻ những điều rất cơ bản mà mọi người thường không quan tâm, hay vô tình nhẹ nhàng bỏ qua nó.
Cách xử lý khi gặp ngừoi bị đuối nước:
👉 Bạn phải hô thật to “ở đây có ngừoi bị đuối nước” để mọi người cùng nhau ứng cứu, giúp đỡ bạn khi cứu người.
➡️ Gặp trường hợp bị đuối nước ở sông, hồ, biển:
👉 Bước 1: người ứng cứu tiến lại gần nạn nhân, tiếp xúc với nạn nhân từ phía sau, ôm lấy lưng nạn nhân hoặc túm tóc kéo lên.Việc này tránh để nạn nhân đang bị hoảng loạn có thể ôm và túm kéo bạn dẫn đến cả hai cùng chết đuối
👉 Bước 2: khi đã đưa được nạn nhân vào bờ, việc đầu tiên là phải xem trong miệng nạn nhân có dị vật hay không( cỏ, đất, nước dãi) để khai thông đường thở cho nạn nhân. Đồng thời dùng tay vỗ nhẹ vào má nạn nhân hỏi xem còn tỉnh hay không( anh ơi, chị ơi, con ơi).
👉 Bước 3: nếu nạn nhân không phản ứng, thì phải kiểm tra mạch đập và hơi thở:
Dùng ba ngón tay( ngón trở, ngón giữa và ngón áp út) đặt ngay mặt cảnh ở cổ nạn nhân, kiểm tra xem mạch còn đập hay không, đồng thời phải áp sát tai vào mũi nạn nhân xem còn thở hay không?
Trường hợp nạn nhân còn mạch nhưng không thở: ở trường hợp này thì các bạn phải hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân, dùng tay đẩy nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, dùng ngón trỏ móc hết dị vật và cho nước dãi trong miệng nạn nhân chảy ra. Sau đó cho nạn nhân nằm ngửa trở lại, người ứng cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, một tay đặt lên trán nạn nhân rồi nhẹ nhàng đẩy ra sau, tay còn lại nâng cằm nạn nhân lên, sao cho nạn nhân ưỡn cổ tối đa( các bạn cần chú ý có thể nạn nhân bị chấn thương đốt sống cổ, nếu các bạn nghi ngờ thì tránh di chuyển nạn nhân nhiều lần).
Nếu nạn nhân vẫn chưa thở được thì phải nhanh chóng hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Người cứu hít một hơi thật dài rồi áp vào miệng nạn nhân thổi vào trong khoảng hai giây, thổi hai lần liên tiếp, chú ý bịt mũi nạn nhân lại.
Sau hai nhịp đầu tiên nạn nhân vẫn chưa thở thì phải tiến hành ép tim ngoài lồng ngực( mỗi lần ép một phần ba từ dưới xuống ức, mỗi lần lún xuống khoảng 3-5 cm, 30 lần ép tim liên tiếp cho 2 lần thổi ngạt ( các bạn hơi khó hiểu ở đây, thổi ngạt 2 lần thì ép tim 30 lần), làm cho đến khi nạn nhân tỉnh lại, nếu nạn nhân tỉnh lại bạn nên nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, trong quá trình di chuyển đưa bạn nhân đi phải cố định cổ nạn nhân lại.
👉 Vậy khi hô hấp nhân tạo khi nào thì nên dừng lại: khi bạn xem đồng tử của nạn nhân đã dãn, bạn mệt không còn đủ sức khoẻ để cứu nạn nhân, khi có cơ quan y tế đến ứng cứu tiếp bạn.
➡️ Thạc sĩ Phạm Văn Tuân:”Các bạn thấy kiến thức dưới đây có ích cho xã hội thì hãy chia sẻ bài viết này của tôi ” .
Mời các bạn xem video Tham khảo thêm:
Giới thiệu về Trung Tâm Dạy Bơi Việt Nam: chúng tôi là đơn vị chuyên dạy bơi kèm riêng tại TPHCM, hiện nay chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh phổ cập bơi cho từng cá nhân ở các quận trong TPHCM, chúng tôi cũng đang mở khoá học bơi ở các quận: học bơi quận 1, học bơi quận 2, học bơi quận 3, học bơi quận 4, học bơi quận 5, học bơi quận 6, học bơi quận 7, học bơi quận 8, học bơi quận 9, học bơi quận 10, học bơi quận 11, học bơi quận 12, học bơi quận thủ đức, học bơi quận bình thạnh, học bơi quận phú nhuận, học bơi quận tân bình, học bơi quận tân phú, hcoj bơi quận hóc môn.
Địa chỉ văn phòng: số 81 đường cách mạng tháng 8, phường bến thành, quận 1, TPHCM.